Khách hàng sẽ không thể tự đến nếu bạn không chủ động đi tìm. Với ngành logistics đang phát triển mạnh như hiện nay, nếu bạn không biết cách tìm khách, rất khó đứng vững trên thị trường. Vậy có những cách tìm kiếm khách hàng cho ngành logistics nào? Có thể tìm nguồn khách hàng logistics ở đâu? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tìm khách hiệu quả hơn.
Những nguyên tắc cơ bản mà sale ngành logistics cần biết
Để đạt được chỉ tiêu doanh thu cao, sales logistics cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Hiểu về loại hàng của công ty logistics (inbound hay outbound)
Công ty bạn đang hoạt động mạnh về hàng nhập (inbound) hay hàng xuất (outbound)? Việc hiểu được về loại hàng này sẽ là căn cứ giúp bạn tập trung vào đối tượng khách chuyển nhập hoặc xuất để tăng tỷ lệ thu hút khách hàng tốt hơn.
Đồng thời, việc hiểu rõ điểm mạnh sẽ giúp sale tự tin trong việc tư vấn cho khách hàng về dịch vụ của mình.
Những điểm mạnh của công ty logistics (Tuyến, chuyến giá tốt để chào khách)
Cùng với loại hàng mà công ty bạn kinh doanh, hãy xác định rõ hơn về điểm mạnh của công ty logistics bạn là gì?
Ví dụ: Công ty bạn thường chạy tuyến nào? Tuyến Trung, Hàn, Nhật hay Mỹ? Giá cả các tuyến này ra sao?
Theo công ty vận chuyển hàng chuyên nghiệp từ TQ về Việt Nam Piget thì Việc hiểu rõ thị trường tuyến mà doanh nghiệp bạn hoạt động mạnh cũng là căn cứ giúp khách hàng có sự tin tưởng hơn, dễ dàng thuyết phục khách hàng hơn.
Công ty bạn cung cấp dịch vụ hải quan hay mạnh về cước/trucking?
Bên cạnh 2 yếu tố trên, bạn cũng cần biết rõ được dịch vụ công ty bạn cung cấp là gì? Dịch vụ nào công ty logistics bạn mạnh nhất hiện nay? Nếu mạnh về cước phí, hãy tập trung vào cước để làm lợi thế tuyệt đối. Nếu công ty bạn tự chủ về xe đầu, xe tải, xe kéo,… bạn có thể tư vấn vận chuyển về hàng LCL (hàng xuất nhập khẩu), lô về trucking nội địa,…
Nếu bạn ôm được 1 – 2 xưởng may lớn thì chỉ lo trucking và 300 – 500 tờ khai mỗi tháng là sales đã đủ sung sướng rung đùi không lo kpi hàng tháng rồi.
Cách tìm kiếm khách hàng cho ngành logistics
Mỗi người sẽ có những cách tìm kiếm khách hàng khác nhau. Với những sale logistics mới vào nghề, bạn có thể tham khảo các cách tìm khách phổ biến sau:
Tìm theo khách hàng mục tiêu
Tìm kiếm khách hàng theo mục tiêu cụ thể là cách được áp dụng phổ biến. Nhất là khi bạn nắm bắt được rõ điểm mạnh, tuyến mạnh và dịch vụ mà công ty logistics mình đang mạnh nhất.
Ví dụ: Công ty bạn có lợi thế về tuyến châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, giá tuyến này cũng tốt nhất chẳng hạn. Bạn hãy tập trung tìm kiếm khách có hàng hóa đi các tuyến này.
Bạn cũng có thể gạch đầu dòng xác định thêm về các mặt hàng chủ yếu đi – về tuyến Trung Quốc đó là hàng gì? Ví dụ hàng nhập khẩu chính ngạch hàng Trung Quốc phổ biến hiện nay là thời trang, hàng tiêu dùng, công nghệ điện tử,… hãy tìm khách hàng đang kinh doanh mặt hàng này.
Bạn có thể search theo từ khóa gợi mở về ngành nghề, mặt hàng sản xuất,… trên Google để tìm thông tin doanh nghiệp.
Tìm khách hàng theo mùa
Tìm khách theo mùa khá hiệu quả nhưng khá ít sale logistics biết mà vận dụng. Phương pháp này giúp bạn tìm đúng đối tượng khách hàng đang có nhu cầu vào thời điểm hiện tại tốt nhất.
Ví dụ: Với mặt hàng quần áo mùa đông, mùa hè, đồ điện quạt điện/điều hòa/thiết bị làm mát mùa hè, mùa đông thì có máy sưởi/lò vi sóng/bình nóng lạnh,… hãy tìm đúng mặt hàng đang xuất nhập khẩu nhiều nhất tại thời điểm. Sau đó, đánh vào đúng mặt hàng đó trước để kịp mùa. Ngoài hàng theo mùa, bạn cũng có thể đánh thêm vào các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng xuất nhập khẩu quanh năm.
Theo mặt hàng XNK
Đa phần các công ty xuất nhập khẩu chuyên nghiệp như công ty nhập hàng Trung Quốc Cẩm Thạch sẽ có thông tin về mặt hàng họ đang kinh doanh. Bạn có thể tìm theo mặt hàng xuất khẩu, tìm danh sách, danh bạ công ty xuất nhập khẩu,…theo từ khóa, tìm trên các cơ sở dữ liệu danh bạ công ty.
Để thống kê thông tin khách hàng chi tiết và dễ dàng nhất, sale logistics nên bó hẹp thông tin theo tỉnh thành, vùng miền sẽ có hiệu quả hơn.
Ví dụ: Nếu công ty ở Hà Nội hoặc có kho bãi ở Hà Nội, bạn nên tìm kiếm khách hàng tại Hà Nội trước, sau đó đến các tỉnh lân cận. Điều này giúp dễ dàng thực hiện việc quản lý điều hành vận tải và chăm sóc khách hàng tốt hơn. Đồng thời, cách này cũng giúp tạo sự tiện lợi và tiết kiệm chí cho khách hàng khi vận chuyển hàng hóa.
Các nguồn tìm kiếm khách hàng cho ngành logistics
Biết cách tìm kiếm khách hàng rồi, nhưng tìm nguồn nào giờ nhỉ? Dưới đây là một số gợi ý về nguồn tìm kiếm khách hàng ngành logistics bạn có thể tham khảo:
Search trên directory
Đa phần các quốc gia đều có danh bạ công ty, gọi là yellowpages. Với Việt Nam, bạn có thể tìm tới kênh trangvangvietnam.com, hosocongty.vn,… để tìm các doanh nghiệp mà bạn mong muốn.
Tại các kênh này đều cung cấp cho bạn ô search. Ví dụ Yellow Pages sẽ có 2 mục search Tìm gì? (ngành nghề, sản phẩm, tên công ty,…) và Ở đâu? (tỉnh thành, vùng miền).
Sau khi có kết quả về một hoặc danh sách nhiều công ty bạn tìm kiếm, bạn hãy lấy contact chi tiết để chào dịch vụ. Một mẹo nhỏ để chào hàng thành công, bạn nên đọc kỹ các sản phẩm mà họ cung cấp, các thành phần sản xuất ra để chắc chắn hoạt động của doanh nghiệp có liên quan tới xuất nhập khẩu hay không.
Ví dụ: Nếu bạn tìm công ty về đồ chơi trẻ em, gần như 100% hiện nay các đơn vị đều nhập khẩu. Nhập khẩu từ đâu, có đúng tuyến đơn vị bạn cung cấp dịch vụ không và tư vấn.
Công cụ tìm kiếm (Google)
Google là nguồn tìm kiếm khách hàng cho ngành logistics phổ biến nhất hiện nay đang được các sales sử dụng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng nguồn này chính xác. Để tìm khách hiệu quả, bạn nên nhớ các tiêu chí sau:
– Danh sách về công ty xuất nhập khẩu (chọn file theo gốc).
– Các diễn đàn, forum về xuất nhập khẩu.
– Các hiệp hội xuất nhập khẩu hàng hóa theo từng ngành nghề.
Mẹo: Hãy lưu ý hiểu rõ về thị trường tuyến mà công ty bạn đang mạnh, xác định mặt hàng xuất nhập khẩu phổ biến nhất để chào hàng cho chính xác nhất.
Ngành logistics cũng là một ngành có thể dễ dàng SEO lên top các công cụ tìm kiếm. Nhưng với một mình bạn thì điều đó khó có thể được, vì vậy, tìm kiếm một đơn vị SEO uy tín để có thể gửi gắm là một giải pháp hàng đầu.
Kênh mạng xã hội
Mạng xã hội đang là một thị trường béo bở mà nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng để kinh doanh. Bởi vậy, nếu bạn bỏ qua nguồn khách hàng này thì cực kỳ thiệt thòi, đặc biệt là các kênh như Facebook, Youtube, Linkedin, Tiktok, Instagram,…
Bạn có thể tìm theo từ khóa tại ô search hoặc tham gia các nhóm chuyên vận chuyển, xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan,… Nơi đây quy tụ khá nhiều doanh nghiệp lĩnh vực xuất nhập khẩu mà bạn có thể chào dịch vụ của công ty logistics của mình.
B2B website
Có hàng trăm, hàng ngàn website của doanh nghiệp B2B đang sử dụng dịch vụ giao dịch quốc tế, đặc biệt là công ty xuất nhập khẩu. Ví dụ như: alibaba.com, ec21.com, kompass.com, indiamart.com, tradekey.com,… Với forwarder muốn sales hàng xuất cho shipper Việt Nam thì nên nằm lòng cách sử dụng website dạng này.
Chẳng hạn: Nếu bạn muốn sales các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam thì có thể truy cập vào alibaba.com, search Supplier và Coffee, sau đó chọn Location, tích chọn Vietnam để lọc doanh nghiệp Việt Nam.
Alibaba hay các B2B khác chủ yếu dành cho những người xuất khẩu. Do đó, nếu bạn sale doanh nghiệp xuất khẩu thì B2B là lựa chọn cực kỳ lý tưởng.
Các cơ quan
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu muốn kinh doanh thuận lợi đều đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Đặc biệt như: Cục Kiểm dịch thực vật, động vật; Bộ Công thương; VCCI; Cơ quan hải quan; các cơ quan quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu khác.
Hội chợ triển lãm
Bạn có thể tham khảo tìm khách tại các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế để tìm thêm cơ hội. Một số hội chợ tổ chức thường niên như: Hội chợ hàng nhựa, máy móc sản xuất tại HCM; hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ; hội chợ Expo; Vietbuild,…
Nguồn khác
Ngoài các nguồn tiêu biểu trên, bạn có thể tìm khách thông qua nhiều nguồn khác như: người thân, bạn bè, đối tác giới thiệu,…
Nguồn khách hàng rất đa dạng, cách tìm cũng cực kỳ phổ biến. Sales Logistics không lo không có khách hàng. Nhưng quan trọng hơn cả là phương pháp và cách để thuyết phục khách hàng. Bạn nên trau dồi về kiến thức, kỹ năng sales nhiều hơn để đạt KPI doanh thu hiệu quả.