Quy Chuẩn Quốc Gia Về Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Mới Nhất 2023

quy chuẩn nước thải sinh hoạt

Quy chuẩn nước thải sinh hoạt là tiêu chuẩn được áp dụng rất phổ biến tại Việt Nam nhằm hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường đang được báo động khẩn cấp trong những năm trở lại đây.  Trong bài viết dưới đây, Auction Supplies sẽ mang đến những thông tin tổng quan nhất về quy chuẩn chất lượng nước thải sinh hoạt, ý nghĩa và cách vận hành hệ thống nước thải sinh hoạt đáp ứng đúng tiêu chuẩn và quy định theo pháp luật.

Quy chuẩn về nước thải sinh hoạt là gì?

Quy chuẩn nước thải sinh hoạt là tiêu chuẩn được đặt ra bằng văn bản quy định về tiêu chuẩn nước thải sau quá trình xử lý nhằm đảm bảo được sự an toàn trước khi đến với môi trường. Trên thực tế, trong thành phần nước thải sinh hoạt thường có chứa các chất độc hại với nồng độ cao có khả năng gây hại đến sức khỏe con người.

khái niệm quy chuẩn về nước thải sinh hoạt

Vì thế, nhà nước ban hành quy chuẩn nước thải sinh hoạt nhằm kiểm soát được tình trạng ô nhiễm bằng cách quy định giá trị thông số ô nhiễm tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi xả ra môi trường. Theo đó, những tổ chức, cá nhân liên quan đến xả thải cần tuân thủ các quy chuẩn đã được quy định.

Xem thêm: Màn Hình LED Là Gì? Phân Loại Và Ưu Điểm Vượt Trội So Với Màn Hình LCD

Nội dung quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt gồm những gì?

Nội dung quy chuẩn nước thải sinh hoạt được quy định khắt khe bằng các tiêu chí cụ thể, trong đó bao gồm:

Quy định chung

  • Quy định về phạm vi điều chỉnh: Quy định giá trị tối đa các thông số ô nhiễm cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải ra môi trường. Không áp dụng với nước thải sinh hoạt đã được đưa vào xử lý nước thải tập trung.
  • Quy định về đối tượng áp dụng: Áp dụng riêng cho nước thải đô thị và nước thải sinh hoạt. Quy định đối với tất cả các tổ chức, cá nhân, liên quan đến hoạt động xả thải nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị. Đối tượng áp dụng là các cơ sở dịch vụ như các nhà hàng, khách sạn, khu dân cư, khu chung cư, các doanh trại quân đội; nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhưng cơ sở kinh doanh, sản xuất hòa chung với nước thải công nghiệp. Không áp dụng với các hộ gia đình hay các nguồn nước thải nào có lưu lượng nhỏ hơn 5m3/ ngày (tương đương m3/24h).

quy định chung về nước thải sinh hoạt

Quy định về kỹ thuật

Bên cạnh các quy định chung kể trên, nội dung quy chuẩn nước thải sinh hoạt còn bao gồm các quy định về kỹ thuật như sau:

Quy định về giá trị cho phép tối đa thông số ô nhiễm

Quy định về giá trị cho phép tối đa thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra phải không vượt quá giá trị Cmax. Áp dụng công thức tính giá trị như sau:

Cmax = C x K

Trong đó:

  • Cmax: chính là nồng độ cho phép tối đa của thông số ô nhiễm của nước thải sinh hoạt khi thải ra môi trường, được tính bằng mg/l
  • C: Là giá trị nồng độ quy định của thông số ô nhiễm
  • K: Là hệ số quy mô, các loại hình cơ sở dịch vụ, công cộng và chung cư

Lưu ý: Không áp dụng công thức này cho thông số pH và tổng coliforms.

quy định giá trị tối đa của thông số ô nhiễm

Xem thêm: Pod System là gì? Hướng dẫn phân biệt các loại Pod System

Quy định về giá trị C của các thông số ô nhiễm

Giá trị C của các thông số ô nhiễm sẽ làm cơ sở tính toán giá trị cho phép tối đa trong nước thải sinh hoạt khi thải ra được quy định tại bảng sau:

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH 5 – 9 5 – 9
2 BOD5 (200C) mg/l 30 50
3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
4 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 500 1000
5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1.0 4.0
6 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
7 Nitrat (NO3–) (tính theo N) mg/l 30 50
8 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 10 20
9 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 5 10
10 Phosphat (PO43-) (tính theo P) mg/l 6 10
11 Tổng Coliforms MPN/ 100ml 3.000 5.000

Ý nghĩa của các thông số như sau:

  • Cột A: Là các quy định giá trị C của thông số ô nhiễm để làm cơ sở để tính toán các giá trị tối đa cho phép có trong nước thải sinh hoạt khi thải vào nguồn nước dùng cấp nước sinh hoạt
  • Cột B: Là các quy định giá trị C về các thông số ô nhiễm làm cơ sở để tính toán giá trị cho phép tối đa trong nước thải sinh hoạt không dùng cấp nước sinh hoạt.

quy định giá trị C của thông số ô nhiễm

Quy định về giá trị hệ số K

Trong quy chuẩn nước thải sinh hoạt quy định về giá trị hệ số K được áp dụng tùy theo loại hình, quy mô và diện tích sử dụng của các cơ sở công cộng, dịch vụ, khu chung cư, khu dân cư, doanh nghiệp như sau:

TT Loại hình cơ sở Quy mô và diện tích sử dụng Giá trị hệ số K
1 Khách sạn và nhà nghỉ Phải từ 50 phòng hoặc được xếp hạng 3 sao trở lên 1
Dưới 50 phòng 1,2
2 Các trụ sở cơ quan, văn phòng, cơ sở nghiên cứu, trường học Lớn hơn hoặc bằng 10.000m2 1,0
Dưới 10.000m2 1,2
3 Cửa hàng bách hóa, siêu thị Lớn hơn hoặc bằng 5.000m2 1,0
Dưới 5.000m2 1,2
4 Chợ Lớn hơn hoặc bằng 1.500m2 1,0
Dưới 1.500m2 1,2
5 Nhà hàng, cửa hàng thực phẩm Lớn hơn hoặc bằng 500m2 1,0
Dưới 500m2 1,2
6 Cơ sở sản xuất, doanh trại lực lượng vũ trang Từ 500 người trở lên 1,0
Dưới 500 người 1,2
7 Khu chung cư, khu dân cư Từ 50 căn hộ trở lên 1,0
Dưới 50 căn hộ 1,2

quy định giá trị K của thông số ô nhiễm

Các phương pháp xác định

Phương pháp xác định giá trị của các thông số ô nhiễm trong quy chuẩn nước thải sinh hoạt sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn tương ứng của các tổ chức quốc tế như sau:

  • TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994): Tiêu chuẩn về chất lượng nước, xác định pH.
  • TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989): Tiêu chuẩn về chất lượng nước, xác định nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) sau 5 ngày bằng phương pháp cấy và pha loãng.
  • TCVN 6625-2000 (ISO 11923-1997): Tiêu chuẩn về chất lượng nước, xác định chất rắn lơ lửng bằng sử dụng lọc sợi thủy tinh.
  • TCVN 6053-1995 (ISO 9696-1992): Tiêu chuẩn về chất lượng nước, các định hàm lượng của tổng chất rắn hòa tan.
  • TCVN 4567-1988: Tiêu chuẩn về chất lượng nước, xác định hàm lượng gốc sunphua, sunphát
  • TCVN 5988-1995 (ISO 5664-1984): Tiêu chuẩn về chất lượng nước, xác định amoni bằng phương pháp chuẩn độ và chưng cất.

các phương pháp xác định thông số ô nhiễm

  • TCVN 6180-1996 (ISO 7890-3-1988): Tiêu chuẩn về chất lượng nước, xác định nitrat bằng phương pháp trắc phổ, dùng axit sunfosalixylic.
  • TCVN 6336-1998 (ASTM D 2330-1988): Sử dụng phương pháp thử chất hoạt động của bề mặt bằng metylen xanh.
  • TCVN 6622-2000: Tiêu chuẩn về chất lượng nước, xác định chất hoạt động bề mặt.
  • TCVN 6494-1999: Tiêu chuẩn về chất lượng nước, xác định các ion Florua, Orthophotphat ,Clorua, Nitrat và Sunfat, Nitrit, Bromua hòa tan bằng sắc ký lỏng ion.
  • TCVN 6187-1-1996 (ISO 9308-1-1990): Tiêu chuẩn về chất lượng nước bằng phương pháp phát hiện, đếm vi khuẩn coliform, đếm vi khuẩn coliform chịu nhiệt, Escherichia coli giả định phần 1.
  • TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308-2:1990): Tiêu chuẩn về chất lượng nước bằng cách phát hiện và đếm vi khuẩn coliform và vi khuẩn coliform chịu nhiệt, escherichia coli giả định phần 2 với phương pháp nhiều ống.
  • US EPA Method 1664 Extraction and Gravimetry: Tiêu chuẩn xác định tổng dầu mỡ.

Về cách tổ chức thực hiện

Quy chuẩn nước thải sinh hoạt được áp dụng để thay thế cho TCVN 6772:2000 kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT vào ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Cụ thể cách thực hiện như sau:

  • Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thải nước thải sinh hoạt cần tuân thủ quy định tại Quy chuẩn này.
  • Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phải có trách nhiệm đi hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện.
  • Trường hợp có sự sửa đổi, bổ sung, thay thế nào thì phải áp dụng theo văn bản mới.

cách thực hiện tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt

Ý nghĩa của tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt

Trong khi Việt Nam đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề về ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt, thì bắt buộc Nhà nước phải ban hành những quy định, quy chuẩn nước thải sinh hoạt nghiêm ngặt, hiệu quả nhằm nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người, đồng thời hạn chế được ô nhiễm môi trường gia tăng.

ý nghĩa của quy chuẩn chất lượng nước thải sinh hoạt

Các quy chuẩn nước thải sinh hoạt được đặt ra chính là cơ sở pháp lý nhằm đảm bảo các cơ quan quản lý về môi trường phải thi hành đúng trách nhiệm của mình, đưa ra các mức xử phạt phù hợp nhất. Đây còn là tiêu chuẩn giúp những kỹ sư môi trường đưa ra những biện pháp xử lý nước thải phù hợp, hạn chế ô nhiễm. Đồng thời đây cũng là căn cứ để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có thể kiểm soát tốt chất lượng nước thải của cơ sở mình.

Lưu ý về vận hành hệ thống đạt quy chuẩn nước thải sinh hoạt

Sau đây là những điều cần lưu ý để có thể vận hành hệ thống đạt quy chuẩn về nước thải sinh hoạt:

  • Để vận hành hệ thống đạt quy chuẩn nước thải sinh hoạt, các đơn vị cần kiểm tra thường xuyên hệ bùn vi sinh có trong hệ thống
  • Hạn chế xà phòng, dầu mỡ để khống chế tốt các thông số đầu vào
  • Thường xuyên bổ sung hóa chất khử trùng
  • Kiểm tra các thông số DO trong bể thiếu khí, hiếu khí thường xuyên
  • Xả bùn khi dư
  • Kiểm tra thường xuyên quá trình tuần hoàn bùn và tuần hoàn nước,…

hệ thống đạt quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt

Để giúp doanh nghiệp của mình tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn môi trường, các chủ doanh nghiệp cần nắm vững quy định quốc gia về quy chuẩn nước thải sinh hoạt. Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp cũng có thể tham khảo sử dụng dịch vụ tư vấn môi trường tại Công ty môi trường Polygreen để được hỗ trợ chi tiết trong việc đánh giá, quản lý và giải quyết các vấn đề môi trường. Đồng thời tại đây sẽ có các chuyên gia với kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm lâu năm hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ và thủ tục đăng ký môi trường theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về quy chuẩn nước thải sinh hoạt mới nhất 2023. Hy vọng rằng với những thông tin bổ ích trên đã giúp mọi người có cái nhìn tổng quan để vận hành hệ thống nước thải sinh hoạt của mình đạt quy chuẩn theo đúng theo quy định của Nhà nước và bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *